Van góc chữa cháy là một thiết bị không thể thiếu trong các hệ thống phòng cháy chữa cháy, được lắp đặt tại các trụ chữa cháy để đóng ngắt lượng nước phun ra từ các vòi chữa cháy. Vậy thiết bị này có cấu tạo và cơ chế hoạt động như thế nào?
Ngày nay, hỏa hoạn là một trong những vấn đề rất đáng báo động khi mà các tình huống cháy xảy ra ngày càng nhiều, gây ra những thiệt lớn về người và của. Nguyên nhân thường là do chập điện, cháy nổ hệ thống sản xuất, bình gas…
Van góc chữa cháy là một thiết bị không thể thiếu trong các hệ thống chữa cháy.
Đồng thời, với sự phát triển của xã hội, các khu công nghiệp, khu sản xuất, các tòa nhà cao tầng mọc lên như nấm, quy tụ rất nhiều máy móc, thiết bị, tập trung đông dân cư, người lao động… càng ẩn chứa nhiều rủi ro hơn. Chính vì vậy, để ngăn chặn và giải quyết kịp thời những tình huống xấu có thể xảy ra, các hệ thống phòng cháy chữa cháy rất được quan tâm và đầu tư thực hiện.
Bạn có thể dễ dàng bắt gặp các trụ chữa cháy ở khắp mọi nơi như trên đường, các khu dân cư, khu sản xuất, trung tâm thương mại, trường học, tòa nhà cao tầng… Trong đó, van góc chữa cháy là một thiết bị không thể thiếu và dường như gắn liền với các trụ chữa cháy.
Van góc chữa cháy (Fire Angle Hose Valve) là một loại van công nghiệp có thiết kế vô cùng đặc biệt. Chúng được thiết kế hai đầu để kết nối với các vòi chữa cháy nhằm thực hiện cung cấp nước, điều tiết và đóng ngắt để kiểm soát lượng nước đến các vòi khi xảy ra hỏa hoạn, thuận tiện cho công tác dập lửa nhanh chóng và hiệu quả.
Một đầu thiết bị để cho nước đi vào và một đầu để cho nước đi ra, hai đầu này được gắn liền và lưu thông với nhau tạo thành một góc vuông 90 độ, cũng chính vì điều này mà chúng được gọi là van góc.
Van góc được chế tạo bằng gang, đồng, inox, thép… đều là những loại hợp kim cứng với độ bền cao. Vì môi trường sử dụng vô cùng đặc thù nên quá trình sản xuất phải tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế trong lĩnh vực phòng cháy chữa cháy, tuân thủ các tiêu chuẩn về chất liệu, thông số kỹ thuật, độ dày thiết bị…
Đây là một loại van có chức năng phòng ngừa nên thường không được sử dụng hay bảo trì trong nhiều năm. Chúng thường được lắp đặt ở những nơi vắng vẻ trong tòa nhà, lắp đặt ở ngoài đường và phải chịu các tác động trực tiếp từ môi trường như nắng, mưa, gió, bụi bẩn… nên vấn để chất lượng rất được ưu tiên hàng đầu.
Các loại thiết bị chữa cháy thường có độ bền tốt, khả năng chống chịu vượt trội, không bị nứt vỡ hay hư hỏng khi xảy ra va đập mạnh, chịu được nhiệt độ cao và áp lực môi trường lớn. Ngoài ra, thiết bị này hoàn toàn không bị ăn mòn hay gỉ sét. Bên ngoài van được phủ một lớp epoxy bảo vệ giúp van góc chữa cháy luôn bóng đẹp, không bám bụi bẩn, đồng thời chúng được sơn loại van đỏ đặc thù của ngành chữa cháy để phân biệt với các loại van thông thường khác.
Loại van này được thiết kế để vận hành bằng tay quay vô cùng đơn giản, quá trình đóng ngắt nhanh chóng, không cần tốn nhiều thời gian, công sức, giúp ứng phó kịp thời trong các tình huống bất ngờ xảy ra. Ngoài ra, với thiết kế khá nhỏ gọn nên việc di chuyển hay lắp đặt cũng vô cùng dễ dàng.
Cấu tạo của van góc chữa cháy
Ngày nay, trên thị trường có rất nhiều loại van góc chữa cháy với nhiều thiết kế, chất liệu và xuất xứ khác nhau. Nhưng nhìn chung, tất cả chúng đều có cấu tạo khá chắc chắn với các bộ phận cơ bản dưới đây:
Cấu tạo chi tiết của van góc chữa cháy.
Thân van: Là bộ phận nằm ở bên ngoài, có chức năng chứa đựng, cố định và bảo vệ các bộ phận khác bên trong van khỏi các tác nhân môi trường. Thân van thường được chế tạo từ gang, đồng, inox… và được phủ một lớp sơn để giúp thiết bị không bị hư hỏng, gỉ sét.
Đĩa van: Là bộ phận nằm ở bên trong thân van và có vai trò quan trọng nhất đến sự vận hành ổn định của thiết bị. Đĩa van có hình dạng là một miếng kim loại có thể nâng lên, hạ xuống nhằm cung cấp hoặc đóng ngắt lưu chất trong quá trình dẫn nước đến các vòi xả nước.
Trục van: Đây là bộ phận nằm giữa tay quay và đĩa van, có chức năng truyền động để vận hành thiết bị nên thường được chế tạo bằng các loại hợp kim cứng, chịu được độ bền tốt và không bị biến dạng khi sử dụng.
Tay quay: Là bộ phận nằm ở bên ngoài, phía trên thân van và kết nối trực tiếp với trục van. Có chức năng truyền động để mở đĩa van.
Gioăng làm kín: Là một vòng tròn bằng các loại vật liệu đàn hồi như EPDM, PTFE… đặt giữa thân van và đĩa van, giúp làm kín tuyệt đối các khe hở giữa hai bộ phận này, ngăn chặn không cho lưu chất bị rò rỉ trong khi van đang ở trạng thái đóng.
Nguyên lý hoạt động của van góc chữa cháy
Van góc chữa cháy cũng có nguyên lý hoạt động tương tự như các loại van công nghiệp khác. Phương thức vận hành chủ yếu là bằng tay quay vô lăng. Khi ở trạng thái bình thường, van sẽ đóng hoàn toàn.
Khi muốn mở van, người vận hành chỉ cần vặn nhẹ tay quay theo chiều kim đồng hồ, lúc này một lực momen xoắn từ các vòng ren sẽ tác động đến trục van, trục van sẽ kéo đĩa van đi lên, tạo ra một khoảng trống hoàn toàn cho lưu chất đi ra ngoài đến các vòi chữa cháy mà không hề bị cản trở.
Nguyên lý hoạt động của van góc chữa cháy
Van góc chữa cháy có nguyên lý hoạt động tương tự như các loại van công nghiệp khác.
Khi muốn đóng van, người vận hành chỉ cần xoay tay quay theo chiều ngược lại, lúc này lực momen xoắn sẽ ép trục van đi xuống làm cho đĩa van cũng hạ xuống theo, đóng lại hoàn toàn cửa van, ngăn chặn không cho lưu chất đi ra ngoài.
Thông số kỹ thuật của van góc chữa cháy
Có rất nhiều loại van góc trên thị trường, mỗi loại sẽ có các thông số vận hành riêng. Tuy nhiên, dưới đây, chúng tôi sẽ cung cấp đến bạn thông số kỹ thuật chung của thiết bị này để các bạn có cái nhìn sơ bộ về sản phẩm, giúp dễ dàng hơn trong việc lựa chọn
BẢNG THÔNG SỐ KỸ THUẬT CỦA VAN GÓC CHỮA CHÁY DN50 – DN65
Kích thước: DN50 – DN65
Chất liệu Gang, đồng, nhôm, thép, inox
Phương thức kết nối Nối ren, mặt bích
Tiêu chuẩn kết nối BS, JIS, DIN, ANSI
Phương thức vận hành Tay quay vô lăng
Môi trường sử dụng Nước
Nhiệt độ 90 độ C
Áp suất PN10 – PN16
Màu sắc Đỏ
Lớp phủ bảo vệ Epoxy có độ dày khoảng 300 um.
Phân loại van góc chữa cháy
Đa phần, các loại van góc thường có cấu tạo và ứng dụng tương đối giống nhau, vì vậy quá trình phân loại chúng cũng không quá phức tạp. Dựa vào một số tiêu chí, chúng được chia thành các loại sau:
1. Phân loại van góc theo kiểu kết nối
Dựa theo kiểu kết nối, van góc được chia thành hai loại là van góc nối ren và van góc lắp bích:
Van góc chữa cháy nối ren: Các thiết bị này được thiết kế các vòng ren ở hai đầu theo các tiêu chuẩn nhất định. Mối nối ren có ưu điểm rất dễ tháo lắp, tạo ra một mối nối chặt chẽ, không gây rò rỉ lưu chất ra bên ngoài, chịu được áp lực mạnh của dòng chảy khi kết nối với vòi chữa cháy.
Van góc chữa cháy mặt bích: Khác với mối nối ren, loại van này được thiết kế bằng các loại mặt bích riêng biệt, trên mặt bích được tạo các lỗ nhỏ để bắt bulong. Mặt bích được chế tạo phải tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế như BS, DIN, JIS, ANSI… Kiểu kết nối mặt bích khá chắc chắn và cũng rất dễ tháo lắp, chịu được áp lực làm việc lớn và không gây rò rỉ hay thất thoát lưu chất ra bên ngoài.
2. Phân loại van góc theo vật liệu chế tạo
Dựa vào chất liệu, van góc chữa cháy được phân thành các loại như van góc gang, van góc đồng, van góc inox, van góc thép…:
Phân loại van chữa cháy
Dựa vào một số tiêu chí, van chữa cháy được phân thành nhiều loại khác nhau.
Van góc gang: Đây là loại vật liệu phổ biến và được ứng dụng nhiều nhất trong các hệ thống phòng cháy chữa cháy. Gang là một loại vật liệu cứng, có độ bền cao, khả năng chống chịu tốt và hoạt động ổn định trước áp lực dòng chảy lớn. Loại vật liệu này cũng không bị ăn mòn hay gỉ sét do các tác nhân môi trường. Đặc biệt, so với các loại vật liệu khác, gang có giá thành tương đối rẻ nên rất được ưa chuộng.
Van góc chữa cháy đồng: Đồng là loại chất liệu bền bỉ, có khả năng chịu được áp suất và nhiệt độ cao, không bị nứt vỡ khi xảy ra va đập mạnh, thích hợp với các hệ thống không có chất ăn mòn.
Van góc chữa cháy inox: Đây được xem là loại chất liệu tốt nhất và có nhiều tính năng vượt trội hơn các loại vật liệu khác. Inox không bị ăn mòn, không gỉ sét, chịu được môi trường khắc nghiệt và áp lực cao. Tuy nhiên, thiết bị inox thường có giá thành tương đối cao, bên cạnh đó,, nước trong hệ thống phòng cháy chữa cháy thường ở nhiệt độ bình thường nên chất liệu này rất ít được sử dụng. Chỉ được ứng dụng ở môi trường đặc thù riêng.
Van góc thép: Cũng như inox, thép có rất nhiều tính năng vượt trội với khả năng chịu nhiệt lên đến 400 độ C, tuy nhiên, vì giá thành cao nên thiết bị này cũng chỉ thích hợp với các môi trường có điều kiện khắc nghiệt.
Ưu điểm của van góc chữa cháy
Van góc là một thiết bị giữ vai trò quan trọng và không thể thiếu ở bất cứ hệ thống chữa cháy, trụ chữa cháy nào. Chúng có rất nhiều ưu điểm tuyệt vời, có thể kể đến như:
Được sản xuất bằng công nghệ hiện đại, tiên tiến, tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế như UL/FM về phòng cháy chữa cháy.
Khả năng đóng ngắt tốt, hoạt động nhanh chóng, ứng phó kịp thời trong những trường hợp khẩn cấp.
Đĩa van chắc chắn, chịu được áp lực lớn từ dòng chảy của lưu chất, không gây rò rỉ khi ở trạng thái đóng hoàn toàn.
Được chế tạo từ nhiều loại hợp kim cứng, có độ bền tốt, được kiểm định an toàn và độ dày tiêu chuẩn như gang, đồng, nhôm, thép, inox…
Vận hành đơn giản bằng tay quay vô lăng, không tốn nhiều sức, không đòi hỏi nhiều chuyên môn, khả năng hoạt động hiệu quả, ổn định.
Thiết kế nhỏ gọn, không tốn nhiều diện tích, trọng lượng nhẹ, có thể di chuyển dễ dàng đến bất cứ đâu.
Kết nối bằng ren hay mặt bích rất dễ tháo lắp, thuận tiện cho quá trình bảo dưỡng, sửa chữa.
Thân van được phủ một lớp epoxy bảo vệ, giúp van không bị gỉ sét, không bị hư hỏng do bụi bẩn, nắng, mưa, gió, bão… trong một thời gian dài không sử dụng.
Giá thành hợp lý, tiết kiệm được nhiều chi phí khi sửa chữa hoặc thay mới khi cần thiết.
Ứng dụng của van góc chữa cháy
Van góc chữa cháy được lắp đặt ở các khu công nghiệp, khu dân cư, nhà kho chứa hàng, trường học, trung tâm thương mại…
Ứng dụng của van góc chữa cháy
Van góc chữa cháy được ứng dụng rất nhiều trong các hệ thống phòng cháy chữa cháy, được lắp đặt trong các trụ chữa cháy, hộp chữa cháy, vòi phun chữa cháy ở nhiều nơi như:
Các khu công nghiệp, khu sản xuất quy mô lớn, có nhiều loại máy móc, dây chuyền sản xuất công nghệ cao, vận hành liên tục như các nhà máy dệt may, chế biến gỗ, ô tô, đóng tàu, sản xuất lương thực, thực phẩm, dược phẩm, thiết bị, sản phẩm dân dụng…
Nhà kho chứa các loại hàng hóa, thiết bị dễ cháy.
Ứng dụng trong ngành công nghiệp khai thác, vận chuyển và chế biến nhiên liệu, các hệ thống có áp suất lớn, luôn tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ.
Sử dụng trong các nhà máy hóa chất.
Các hệ thống lò hơi, nồi hơi…
Lắp đặt ở các khu chung cư, tòa nhà cao tầng, những nơi công cộng tập trung đông dân cư như bệnh viện, trường học, trung tâm thương mại, rạp chiếu phim…
Hệ thống phòng cháy chữa cháy tại các hộ gia đình.
Cách lắp đặt van góc chữa cháy
Van góc chữa cháy được xem là loại van 1 chiều với, chỉ cho phép dòng chảy đi theo một hướng nhất định mà không thể quay ngược lại. Thiết kế này giúp đảm bảo dòng lưu chất áp lực mạnh được xả ra ngoài hoàn toàn, ngăn chặn tình trạng nước chảy ngược làm hư hỏng thiết bị bơm được lắp đặt bên trong.
Về cơ bản, van góc chữa cháy có thiết kế khá nhỏ gọn nên quá trình lắp đặt cũng vô cùng đơn giản. Các bạn có thể lắp đặt theo các bước dưới đây:
Kiểm tra xem kích thước cũng như phương thức kết nối của van có thích hợp với đường ống hay không.
Đảm bảo ngắt kết nối hoàn toàn hệ thống để ngăn chặn lưu chất tràn ra ngoài.
Tiến hành lắp đặt van: Đối với phương thức nối ren thì thực hiện vặn siết các vòng ren theo đúng chiều hướng của chúng, đối với phương thức kết nối mặt bích thì tiến hành lắp đặt hết các bulong.
Sau khi lắp đặt, tiến hành kiểm tra một lượt thiết bị xem có bị lỏng mối nối hay bị hở ở đâu không.
Nếu không có vấn đề gì, hãy thử vận hành thiết bị bằng cách vặn thử tay quay vô lăng xem chúng vận hành có dễ dàng, có bị kẹt hay không. Sau đó kiểm tra đĩa van đóng, mở có hiệu quả, dòng nước chảy ra có bị cản trở khi van mở và rò rỉ lưu chất khi van đóng.
Nếu van đã hoạt động ổn định mà không có bất cứ vấn đề nào thì có thể đưa vào sử dụng.
Van góc chữa cháy được lắp đặt vô cùng đơn giản.